Khả năng này có thể khiến những người sợ nhện cảm thấy... hết muốn sống.
Trên đời này, những sinh vật đáng sợ nhất hoặc là nhiều hơn 4 chân,
hoặc không có cái chân nào cả, và loài nhện thuộc vào trường hợp đầu
tiên.
Con người sợ nhện vì nhiều lý do lắm. Chúng nhiều chân, lông
lá, lại có nọc độc chết người. Mà đôi lúc, bản thân cái tên "nhện" đã
là một sự đáng sợ rồi.
Nhưng
tất cả vẫn chưa là gì so với khả năng kinh dị mà mới đây các nhà khoa
học đã phát hiện ra. Tin được không, nhện có thể di cư bằng cách... bơi
qua biển - BƠI nhé, không phải đi theo thuyền của con người đâu.
Đó là những gì các chuyên gia từ ĐH Adelaide (Úc) mới công bố về loài nhện cửa sập (trapdoor spider - Moggridgea rainbowi). Cụ
thể, nhện cửa sập Úc thuộc cùng loài với nhện cửa sập tại Nam Phi. Tuy
nhiên, trong nhiều năm các nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc bằng cách
nào loài nhện này di cư từ châu Phi sang châu Úc.
Một
trong số các giả thuyết được đặt ra là nhện cửa sập đã "bơi" qua Ấn Độ
Dương, thông qua những chiếc "bè" siêu nhỏ làm từ bụi đất. Tuy nhiên,
giả thuyết này được cho là "điên rồ", vì kích thước của loài nhện này
quá bé nhỏ - khoảng 3,5cm (tương đương với một đồng xu).
Vậy mà những bằng chứng khoa học mới tìm ra lại chứng minh giả thuyết này là sự thật.
Nhện cửa sập đã đến Úc vào một khoảng thời gian rất khó hiểu
Nhện
cửa sập của Úc và tại Nam Phi có chung một chuỗi ADN đặc trưng, cho
thấy chúng vốn thuộc cùng một chi, nhưng phân tách ra trong khoảng 2 -
16 triệu năm trước. Trong đó, loài nhện tại châu Úc chỉ xuất hiện trong
khoảng 1 - 6 triệu năm.
Đó là khoảng thời gian quá muộn để xuất
hiện bất kỳ sự dịch chuyển kiến tạo địa chất nào, nhưng cũng là quá sớm
để con người có thể can thiệp. Vậy nên, khả năng duy nhất và cũng điên
rồ nhất chính là chúng tự bơi qua biển mà thôi.
"Trước
kia chúng ta tưởng rằng loài nhện này tách ra khỏi châu Phi từ 95 triệu
năm trước. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ ra rằng loài M rainbowi từ châu
Úc đã tách ra khỏi nhện cửa sập châu Phi từ 16 triệu năm trước. Khoảng
thời gian này lệch với sự xuất hiện của con người và khả năng dịch
chuyển của các mảng kiến tạo." - Sophie Harrison, thạc sĩ ĐH Adelaide cho biết.
Theo Harrison, có vẻ như một vài mảng đất đã rơi xuống biển cùng loài nhện này, theo sóng mà cập bến châu Úc.
"Tổ
của loài nhện này được thiết kế giống như một chiếc cửa sập, nên khá an
toàn. Có lẽ đó là lý do vì sao chúng có thể lênh đênh đến một vùng đất
mới." - Harrison chia sẻ thêm.
Nếu
như giả thuyết của Harrison được công nhận, loài nhện này sẽ là một
trong hai sinh vật có khả năng di cư qua biển sang hẳn một lục địa mới.
Trước đó, khoa học tin rằng loài khỉ từ châu Phi cũng sang Úc theo con đường này, vào khoảng 34 - 37 triệu năm trước.